Trà Đạo Nhật Bản – Lịch sử – Phát triển ( Phần 1)

Giới thiệu
Nhật Bản được xem là một đất nước của nghệ thuật. Thật vậy, từ những điều rất giản dị trong cuộc sống như: nấu ăn, cách thức ăn uống, cắm hoa, gấp giấy, trồng cây cảnh… người Nhật đều không cho là một việc
làm bình thường mà họ nâng chúng lên ở tầm mức của nghệ thuật.Nhật Bản không những có nền kinh tế phát triển, mà nhu cầu trà đạo cũng phát triển không ngừng.Với lịch sử phát triển hơn 500 năm lịch sử, trà đạo là hoạt động đặc thù mang tính nghệ thuật, mang phong cách tình cảm riêng của người Nhật Bản, mà điều làm nên điểm đặc biệt cho hoạt động nghệ thuật này chính là cách pha trà và thưởng thức trà. Có thể nói rằng nghệ thuật trà đạo tại Nhật Bản hội tụ những tinh hoa cả về tinh thần lẫn nghệ thuật đầy nét cổ kính của chính những con người ở xứ sở hoa anh Đào. Ở Nhật Bản cổ đại, uống trà cũng được coi là một thú vui tương tự như uống rượu. Ngày nay, nó đã trở thành một nền văn hoá hơn 400 năm tuổi. Không ngoa khi nói rằng trà đạo là một nghệ thuật toàn diện của văn hóa Nhật Bản. Ngoài nghi thức độc đáo về cách pha trà và thưởng trà, bộ trà và phòng trà cũng được bày trí cẩn thận. Trong phòng sẽ có những bức tranh và thư pháp toát lên vẻ thanh lịch.

Nguồn gốc và lịch sử, sự du nhập

Trung Quốc là cái nôi của trà đạo, bởi đây là quốc gia đầu tiên phát hiện ra trà và sử dụng trà như 1 đồ uống. Trà không chỉ là thức uống thanh nhiệt mà còn chữa được bệnh. Đối với người Trung thưởng trà đã trơ thành nét văn hóa ngàn năm lịch sử, việc thưởng trà cũng là một nghệ thuật.Từ khoảng cuối thế kỉ 12, vào khoảng thời gian đó có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215) sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng ở sân chùa. Sau này ngài đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký”, nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà. Đến giữa thế kỷ XIV (thời Muromachi), việc uống trà được phổ biến đến giới bình dân. Cách thức uống trà của người Nhật Bản giống như người Trung Hoa, chủ yếu là thưởng ngoạn phong cảnh, đối ẩm, thưởng thức vị trà.

SỰ PHÁT TRIỂN TRÀ ĐẠO

Thứ nước trà được pha chế ra và dùng để uống của trường phái này được gọi là cha no yuu. Cách thức pha và uống chano yuu của trường phái này dần dần được trình tự hoá thành một nghệ thuật, được gọi là sadou, nghĩa là Trà đạo. Từ đó đến nay, nghệ thuật này càng được hoàn thiện và phổ biến, trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người Nhật Bản. Trà đạo ban đầu được rộng rãi trong giới quý tộc Nhật Bản vào khoảng thế kỷ VIII tới thế kỷ XIV. Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản mãi tới thế kỉ XIV mới xuất hiện. Do nhà sư Murata Juko, ông đã tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa thưởng trà hòa cùng với tinh thần Zen (Thiền) trong Phật giáo. Từ đó hình thành lên văn hóa Trà đạo (Chanoyu hay Chado)..Hoạt động của Senno Rikyu rất phổ biến và có sự ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp võ sĩ. Trong chính trị thời kì đó, văn hóa trà đạo dần xuất hiện trong giới Samurai Thế kỉ XVII, Trà sư Furuta Oribe đem sự tinh tế của Nghệ thuật Trà Đạo hòa vào mạch sống của quần chúng. Chính điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống văn hóa, tinh thần và tâm linh sâu sắc của người Nhật về sau.

*TRÀ THẤT

– Trà thất là một căn phòng có kích thước nhỏ dành riêng cho việc thực hiện nghi thức trà đạo và thưởng trà.
-Đó là một căn phòng đơn sơ giản dị, không có màu sắc rực rỡ, thường nằm ở một góc vườn.
-Trà thất thường được làm bằng những nguyên liệu mong manh với lối thiết kế không có vẻ gì là cân đối hay chắc
chắn, khiến ta liên tưởng đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự.
-Theo quan điểm của thiền, sự cân đối, hoàn mỹ là thiếu tự nhiên, là không còn chỗ nào cho sự phát triển, thay đổi
. Điều quan trong của trà thất là hài hòa với cảnh vật thiên nhiên xung quanh.
-Lối vào trà thất nhỏ và mỗi khi bước vào nhà cũng phải cúi đầu với vẻ cung kín.
-Căn phòng thường được trải những tấm chiếu tre hoặc thảm rơm được sắp xếp thành hình vuông rất đẹp và
trang nhã.
Tokonoma là một góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong so với vách tường. Tokonoma là một trong bốn
nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Thông thường, có một khu vực để treo tranh hoặc
một bức thư pháp. Hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, có thể là một chiếc bình
Chabana (茶花) là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi
thức hóa Ikebana. Cha, theo nghĩa đen, là “trà” và ban, biến âm của từ hana, có nghĩa là “hoa”.
Phong cách của chabana là không có bất kỳ quy tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm
hoa trong trà thất.
Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ
mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa.
Lọ hoa có thể được làm từ bất kỳ chất liệu nào, từ đồng, gốm tráng men hoặc không tráng men, cho đến tre, thuỷ
tinh và các vật liệu khác.
Kakejiku có thể hiểu là một tấm vải trống trơn có màu nhạt có thể cuộn vào hoặc mở ra để treo trên vách tường
tokonoma. Kakejiku được người Nhật sử dụng để gắn những bức tranh nhỏ, những bức thư pháp hoặc thư họa
(kết hợp tranh và chữ). Những nội dung xuất hiện trên kekejiku thường mang ý nghĩa rất sâu xa.

 

TRÀ CỤ

Cha-dougu là những trà cụ xa xỉ chuyên dùng trong việc pha
trà, thỏa mãn 2 yếu tố thẩm mỹ và khả năng sử dụng. Những
trà cụ được giới thiệu chỉ là một phần trong hơn 100 loại trà
cụ nếu đi vào chi tiết. Mỗi loại trà cụ đều có nhiều món khác
nhau được phân theo mùa, chât lương, chất liệu và nhà chế
tác
1 Ấm trà (Kama)
Ấm nước bằng sắt để đun nước. Kích cỡ khác nhau theo mùa
xuân hạ và thu đông.
2 Gáo múc nước (Hishaku)

Làm bằng tre, dùng để múc nước và nước nóng ra chén trà.
3 Chậu đựng nước (Kensui)
Chậu đựng nước rửa chén trà sau khi uống, hay đựng nước không dùng nữa trong Temae. Chậu được làm bằng
kim loại, gốm sứ, gỗ,…
4 Chén trà (Chawan)
Chén đựng trà đề uống. Có nhiều loại tùy theo xưởng gốm hay nghệ nhân,… Người ta cũng dùng những chén trà
có hình dáng đặc biệt theo mùa.
5 Hũ đựng trà (Cha-ire hay Natsume)
Hũ đựng bột trà. Tùy theo loại trà được pha và Temae mà có nhiều loại hũ đựng trà khác nhau, như làm bằng sơn
mài hay gốm,…
6 Hũ đựng nước (Mizusashi)
Chất liệu đa dạng, kim loại, sứ, thủy tinh, gỗ,… Dùng để đựng nước sử dụng trong Temae

Muỗng múc trà (Chashaku) Muỗng múc bột trà. Được làm bằng tre, gỗ hoặc ngà voi,… Những phần chuyển màu của tre hay mắt tre cũng trở
thành điểm nhấn

Cây đánh trà (Chasen) Dụng cụ pha trà Matcha. Được làm từ tre, có một đầu trông như chiếc lồng đèn với nhiều

cọng tre mảnh nhỏ, rất mềm nên không làm trầy xước chén trà.

Khăn Chakin Khăn lau chén trà trước và sau khi pha trà.

Khăn Fukusa Khăn lau hũ đựng trà, muỗng trà,…

Trà Đạo Nhật Bản – Lịch sử – Phát triển ( Phần 2)

(uống trà đi – tổng hợp chỉnh sửa – Vui lòng ghi rõ nguồn khi copy )

2 thoughts on “Trà Đạo Nhật Bản – Lịch sử – Phát triển ( Phần 1)

  1. Pingback: Trà Đạo Nhật Bản – Lịch sử – Phát triển ( Phần 2) – Uống trà đi

  2. Pingback: Cách Vệ Sinh rỉ sét ấm tetsubin nhật Bản - Không chơi ấm Trung Quốc - Uống trà đi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0396697989
SMS: 0396697989 Message facebook Zalo: 0396697989