Trà Đạo Nhật Bản – Lịch sử – Phát triển ( Phần 2)

Trà Đạo Nhật Bản – Lịch sử – Phát triển ( Phần 1)

NGUYÊN LIỆU

Tùy theo hệ phái nào mà trà được sử dụng có sự khác biệt. Loại trà dùng cho nghi thức là loại bột trà matcha, có vị đắng, thanh mát. Người ta hái những lá trà non đem đi rửa sạch, phơi ráo nước và xay nhuyễn thành bột. Vì thế trà có màu xanh tươi và độ ẩm nhất định chứ không khô như các loại trà lá. Khi uống, bột trà được đánh tan với nưới sôi. Trà nguyên lá: chỉ lấy nước tinh chất từ lá trà. Lá trà được phơi khô, pha chế trong bình trà, lấy tinh chất, bỏ xác. Thường sử dụng loại trà cho nước màu vàng tươi hay màu xanh nhẹ.

NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TRÀ TRUNG QUỐC
-Theo những tài liệu cổ của Trung Quốc, trà là do Thần Nông – một trong Tam Hoàng của văn hóa Trung Hoa tìm ra. Truyền thuyết kể rằng, Thần Nông là người dạy nhân dân làm ruộng và rất giỏi y thuật. Ông đi tới đâu cũng tìm kiếm, thử nếm các loại cây cỏ trong tự nhiên để phân biệt đâu là thuốc chữa bệnh, đâu là thuốc độc. Năm 2737 TCN, Thần Nông lần đầu tiên nếm thử lá trà cháy bị gió nóng thổi tới và rơi vào vạc nước sôi của ông. Cũng từ đó, ông phát hiện ra tác dụng y học của trà và coi nó là một loại thuốc rất tốt, có thể giải độc các loại loại cây cỏ khác.

Tranh vẽ chân dung Thần nông

-Do sự ảnh hưởng của truyền thuyết này, người Trung Hoa xưa ban đầu chỉ dùng trà phục vụ mục đích chữa bệnh. Xuyên suốt các triều đại nhà Tây Chu (1122 TCN – 249 TCN), nhà Tần (221 TCN – 206 TCN), nhà Hán (202TCN – 220), trà chỉ được dùng cho tầng lớp hoàng gia, quý tộc.vì uống rượu. Thời nhà Đường (618-907) cùng với thi ca và các loại văn hoá khác, văn hoá trà Trung Hoa đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Thời Đường có người tên là Lục Vũ, thông qua việc quan sát nghiên cứu về trà nhiều năm, đã viết thành một quyển “Trà kinh”, tổng kết ra một danh mục các loại trà, phương pháp chọn trà, đun trà, nếm trà, còn xây dựng cho
nghệ thuật uống trà một loại nội hàm văn hóa sâu sắc, hình thành nên trà đạo nguyên sơ. Người đời sau tôn xưng Lục Vũ là “Thánh trà”.
. Nét văn hóa 
Nét văn hóa trà đạo có đặc điểm thể hiện truyền thống văn hóa tinh thần phương Đông, là sự kết hợp của “Trà” với “Đạo”. Thời Trung Hoa cổ xưa, Đạo hiện diện trong tất cả các ngành nghề, và mọi người cũng quan tâm đến việc theo Đạo. Vì vậy, cũng có Đạo trong việc nếm trà. Trà Đạo cụ thể là “hài hòa, tĩnh lặng, mãn nguyện và trung thực”, và xem “tĩnh lặng” là một cách thức để đạt đến trạng thái vô ngã. Sự yên lặng trong trà Đạo Trung Hoa là nói đến sự tĩnh lặng trong các cảnh giới tâm linh, cùng với sự yên lặng hay thanh thản bên ngoài. Miễn là duy trì sự yên tĩnh bên trong tâm hồn, ta vẫn có thể thưởng thức
những câu chuyện, vui cười, và thưởng thức âm nhạc. Lịch sử uống trà của Trung Hoa là hơn 4000 năm chính vì lẽ đó uống trà được người dân ở đây liệt vào danh sách 7 thói quen không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Theo phong tục văn hóa trà đạo của người Hoa “khách đến kính trà” chén trà chính là tượng trưng cho lễ nghĩa ,sự hiếu khách, trọng tình của con người nơi đây dù đó là ở nông thôn hay thành phố sang trọng.

Trà đạo là một trong nét truyền thống văn hóa đặc sắc của đất nước Nhật Bản. Với công dụng giúp thư giãn tinh thần và sự hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà này. Nghệ thuật pha trà và thưởng thức trà đã trở thành một văn hóa đặc sắc của người Nhật Bản. Uống trà và Trà đạo. Thật ra, trà đạo chính là thưởng thức việc uống trà. Tất cả những gì thuộc về trà đạo đều bao gồm các thao tác cơ bản như: pha trà, mời trà và uống trà. Nhưng ngoài những điều cần phải thực hiện, trà đạo còn quy định thật tỉ mỉ về các thao tác ấy. Từ đó, uống trà trở thành một nghi lễ. Người Nhật gọi nghi lễ uống trà này với cái tên là Trà đạo, nó như là một “trường phái” của nghệ thuật ở xứ sở hoa anh đào. Vì là một sự thưởng thức nên trà đạo càng có đông người tham gia thì niềm vui của thú uống trà này sẽ được nhân lên rất nhiều.

1. Nghệ thuật uống trà đạo của Nhật Bản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Nước pha trà Nước pha trà đạo Tuyệt đối không bao giờ lấy nước đang sôi để pha trà, có nghĩa là không thể nào dùng nước đang sôi trong bình rót vào bình pha trà. Lý do trông không đẹp mắt và nhất là tất cả các loại trà Nhật Bản, trà xanh, trà bột dùng trong lễ dâng trà không bao giờ dùng nước đang sôi ! Nước pha trà luôn phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C
Bước 2: Làm ấm dụng cụ Làm ấm các dụng cụ trước khi pha trà đạo Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. Cho trà vào ấm pha trà: Thường với loại trà ngon cỡ trung bình người ta thuờng tính cho mỗi một người khách khoảng một muỗng cà phê trà xanh. Tuy nhiên nếu dưới 3 người khách, nên cho hơn một tí để tránh quá nhạt . Dĩ nhiên với nhưng người ghiện trà, thích uống đậm lại là vấn đề khác!
Bước 3: Pha trà Với loại trà xanh cỡ trung bình, người ta thường pha trà 3 lần khác nhau như sau : *Lần thứ nhất Được pha với nước nóng ở khoảng 60 độ C, để trà ngấm khoảng 2 phút đồng hồ trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một cài bình trà khác (hay chén tống) để giảm nhiệt độ trước khi cho vào bình pha trà. *Lần thứ hai Pha với nước nóng khoảng 80 độ C trong khoảng 30-40 giây, có nghĩa là cho nước vào ấm pha trà , hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước cũng được rót qua bình trung gian nhưng nhanh hơn để có nhiệt độ như mong muốn. Tuy nhiên, những người pha trà quen thuộc, khéo tay họ có thể điều chỉnh nhiệt độ từ bình thủy rót vào bình pha trà bằng các thủ thuật như rót nuớc thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà… *Lần thứ ba Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, cũng khoảng 30- 40 giây. Nước có thể ruôn trược tiếp từ bình thủy vào ấm trà, vì nước sôi khi qua các giai đoạn rót vào bình thủy, rồi từ bình thủy rót vào ấm pha trà đã có nhiệt độ khoảng 90 độ C. Với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Nhưng những loại trà xanh hạ phẩm, rẻ tiền việc pha trà hơi khác hơn chút đỉnh. Chẳng hạn lần thứ nhất phải ở nhiệt độ cao hơn (70- 80 độ, 2 phút) , lần thứ hai (90 độ, khoảng 1- 2 phút) và không có lần thứ 3 vì hết mùi vị rồi. (giải thích ở phần dưới). Trà đạo – Nhật Bản Lượng nước pha trà: Người pha trà phải biết ước lượng cho bao nhiêu nước pha vào bình trà, không thể pha trà xanh của Nhật Bản giống như pha trà của Trung Quốc hay Việt Nam được mà phải biết dung tích của tách uống trà và số tách để cho đúng lượng nước để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ, vì oxy hoá làm mất mầu xanh đẹp của trà.
Bước 4: Cách rót trà Nghệ thuật pha trà đạo Không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp! Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách, cũng như không đều về lượng trong mỗi tách (tách đầu tiên quá nhiều, tách cuối cùng rất ít, quá đậm vì thời gian trà ngấm ra nhiều hơn hay không còn nước cho người kế tiếp!). Vì vậy, tất cả các tách của khách đều được để trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1,2,3,4… rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2 ,1 mỗi lần khoảng 20ml (cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên co dãn để phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách.
Bước 5: Cách uống trà Cách uống trà đạo tại Nhật Bản Khi uống trà xanh Nhật Bản (cũng như uống trà bột trong lễ dâng trà) người Nhật phải ăn một vài loại bánh ngọt để làm gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống trà, người ta ăn vài miếng bánh (phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống ). Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo. Với cách này sẽ làm gia tăng hương vi của trà xanh một cách lạ kỳ. Với cách uống trà cầu kỳ, độc đáo và tinh tế này của người Nhật đã đưa cách uống trà Nhật trở thành một môn nghệ thuật mà cả thế giới phải nể phục và thưởng thức.
2. Nghi lễ thưởng thức Trà.
Nhìn chung, nghi lễ Trà đạo được dùng để diễn đạt sự hài hoà, kính trọng, thuần khiết và thanh bình. Trước tiên, chủ nhân tổ chức buổi trà đạo phải lựa chọn những chén trà có hoa văn đẹp nhất và sắp xếp dụng cụ cho một buổi Trà (người ta thường gọi các dụng cụ này là dogu). Bước hai, người ta chuẩn bị “mizuya” (nơi rửa cho Trà lễ) trong phòng dụng cụ. Đây là khu vực được sắp xếp theo một trật tự tốt nhất nhằm thể hiện sự tôn trọng Nghi lễ uống trà. Bước ba là chủ nhà mở cửa vườn hoa dẫn đến Trà Đường để chào đón khách. Chủ nhân chào đón khách. Khi khách dự trà đến, họ phải đi đến bồn đá và múcmột muôi nước đầy, rửa tay, súc miệng mới được đi vàophòng trà. Tiếp theo, chủ nhà chào khách tại phòng tiếp tân và chuẩn bị cho bữa cơm và tiệc trà hôm đó. Thông thường, sau bữa ăn, trà chủ sẽ sắp xếp hoa và thay thế khăn trải bàn mới. Họ bắt đầu treo rèm “sudare” (Sudare: rèm được làm bằng tre hoặc sậy chẻ nhỏ. Nó dùng để đón gió nhẹ và che nắng). Sau khi đã chuẩn bị xong, chủ nhân thông báo cho khách biết bằng cách đánh một tiếng cồng “dora”. Nghi thức pha trà truyền thống của người Nhật. Cách thức pha trà Việc pha trà thường được thực hiện với rất nhiều công đoạn. Nghệ thuật pha trà của chủ nhân sẽ được đánh giá bằng việc số lượng trà trong ấm luôn đảm bảo không thiếu và không thừa cho tất cả các khách mời. Thông thường, mỗi người khách sẽ thưởng thức khoảng 50 ml nước trà. Chủ nhân rót trà dàn đều theo nhiều vòng cho tất cả các tách. Trong thời gian này, khách trà sẽ được thưởng thức bánh. Đặc biệt, các loại bánh ngọt được ưa chuộng thường có hình dáng trông như những đoá hoa anh đào đang hé nở giữa tiết xuân. Sau khi trà được rót xong, trà chủ sẽ xoay chén trà mời khách. Khách nhận chén trà bằng hia tay và vái chào để tỏ lòng tôn kính. Người uống trà đặt chén lên lòng bàn tay trái, dùng tay phải khẽ xoay chén trà 2 lần sao cho thấy được hoa văn đẹp nhất của tách trà. Tiếp đến, họ uống 3 ngụm trà thật từ tốn. Nâng chén trà bằng hai tay, người thưởng trà thể hiện thái độ lịch thiệp và nhã nhặn. Thông thường, cả khách lẫn chủ sẽ đàm đạo về thơ
ca, hội hoạ, văn học cổ điển, nghệ thuật cắm hoa… Vì vậy, những người tham gia vào buổi tiệc này đòi hỏi phải có kiến thức và tài năng về nghệ thuật. Khi dùng trà xong, nếu khách ngỏ ý muốn được chiêm ngưỡng các dụng cụ thì trà chủ nhân sẽ phải chuẩn bị làm sạch lại các dụng cụ pha trà. Cuối cùng, buổi lễ Trà Đạo chấm dứt, khách nói lời chào tạm biệt và ra về.

3. Trang phục khi thưởng thức Trà.
Vận “Kimono”, người Nhật luôn có ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc. Trà đạo quả là một sự kết nối hữu hiệu giữa văn hóa truyền thống và hiện đại. Dù hiện nay, việc thưởng thức trà đạo có thể bỏ qua một số nghi lễ nhưng nghệ thuật trà đạo vẫn luôn lấy sự “Thư Thái”; “Tinh khiết”; “Trang nghiêm”; “Tĩnh tại” làm tinh thần cơ bản. Đó chính là “Mỹ học tôn giáo” mà người Nhật hướng đến. Thật vậy, nghệ thuật trà đạo luôn là món quà của tinh thần mà cả cuộc đời mình, người Nhật mãi luôn đi tìm cái đẹp tinh tuý của nó.

4. Món ăn dùng kèm chung với Trà.


Người Nhật thường ăn kèm một vài loại bánh ngọt khi thưởng trà để làm gia tăng hương vị của trà. Loại bánh được sử dụng để ăn kèm với trà đạo Nhật Bản nhiều nhất là wagashi, vị ngọt thanh của wagashi hòa quyện cùng vị đắng của trà xanh tạo nên một vị khó tả, nhẹ nhàng lâng lâng khó có thể kiếm được ở bất kỳ món ẩm thực nào. Một lưu ý nữa là phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống, có thể mới cảm nhận hết được hương vị độc đáo khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản. Cầu kỳ mà độc đáo, tinh tế, từ lâu nghệ thuật trà đạo đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Con người hòa mình vào không gian dìu dịu hương thơm của trà khiến cho tâm hồn trở nên thư thái, nhẹ nhõm, khác hẳn với cuộc sống xung quanh vốn ồn ào, tấp nập, đầy bon chen.

Phần 5
Với người Nhật, trà đạo là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, mà cả người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ “Hòa, kính, thanh, tịch”. “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “thanh”. “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người giảm giác yên tĩnh, vắng vẻ. Tinh thần của trà đạo được thể hiện qua 4 chữ Hòa-Kính-Thanh-Tịnh cụ thể như sau: Hòa tức là sự hài hòa giữa Trà Nhân (người pha trà) và Trà Thất (không gian thưởng trà), giữa những Trà Nhân với nhau, và giữa Trà Nhân với Trà Cụ (dụng cụ pha trà), hòa hợp giữa việc thưởng trà với một sự tịnh tâm toàn diện, sự giải thoát toàn diện. Tất cả những điều này như một sợi dây tạo nên mối liên kết khăng khít về những giây phút hiện tại. Kính ngoài ý nghĩa chỉ sự tôn kính, kính trọng những Trà Nhân, những sự vật hiện hữu tại giây phút hiện tại mà
còn thể hiện sự trân trọng, biết ơn mọi sự, kính trọng đất mẹ đã cho mình tồn tại ở cõi đời, uống trà để thấu hiểu cuộc đời, nhận diện bản thể cuộc sống. Thanh là sự thanh khiết, khiết tịnh, thánh thiện, hài hòa, khiêm nhường trong cái tâm của mỗi người. Là lòng kính trọng vạn vật tiến tới mức độ không phân biệt sang hèn, thì lòng người uống trà mới thanh thản, yên tĩnh thể hiện sự thanh tịnh, quên hết mọi hỷ lộ ái ố ở đời, quên hết tham sân sỉ ở đời Chỉ khi Hòa – Kính – Thanh đạt được đến một mức độ nhất định thì chữ Tịnh mới xuất hiện. Tịnh là kết quả khi tâm hoàn toàn được an trú ở hiện tại, khi đó con người sẽ ý thức được từng cử chỉ, từng hành động, từng lời nói và mọi sự vật xung quanh mình ở đây và ngay lúc này, không còn quá khứ, tương lai. Cũng chính lúc ấy, người ta sẽ đạt đến một trạng thái cao về mặt tinh thần và tâm linh, họ sẽ tìm thấy được sự an lạc và hạnh phúc thưc sự.
TRIẾT LÝ TINH THẦN CỦA TRÀ ĐẠO
Khi nhắc đến Trà Đạo Nhật Bản người ta sẽ nghĩ đó là cách uống trà truyền thống của người Nhật Bản. Nhưng đằng sau văn hóa Trà Đạo của người Nhật là triết lý uyên thâm về đời sống nhân sinh của con người. Trà đạo không chỉ đơn thuần là phép tắc uống trà, mà còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính. Như vậy, với mục đích tĩnh tâm, tu dưỡng tâm tính, người Nhật Bản đã hoà hợp con người mình với thiên nhiên thông qua việc thực hiện nghi thức Trà đạo. Nghi thức này có bản chất nghiêng về tinh thần, mang tính linh thiêng, thể hiện rõ hình ảnh và triết lý của Thiền. Vì được hình thành dựa trên triết lý của Thiền, nên thật ra nghi thức Trà đạo Nhật Bản nhằm thể hiện các triết lý Phật giáo Thiền tông. Theo đó, để lý giải được những thắc mắc, con người phải hoà tâm trí mình vào tự nhiên – nói cách khác là để tiểu vũ trụ hoà vào đại vũ trụ – bằng cách tĩnh lặng tâm trí, không bị chi phối bởi bên ngoài. Người dân Nhật Bản đã thực hiện triết lý trên thông qua nhiều phương thức cách thức khác nhau, trong đó có việc thực hiện nghi thức Trà đạo Nhật Bản. Vậy nên ý nghĩa đích thực của “Trà đạo” trong văn hoá Nhật Bản nên được hiểu là “hoà hợp con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà”.
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TRÀ ĐẠO
Đối với việc uống trà thông thường thì người thưởng trà có thể là người pha hoặc không phải là người pha.Nhưng đối với nghi thức Trà Đạo Nhật Bản thì lại không như vậy, việc pha trà và thưởng trà là 2 phần không thể tách rời nhau. Trong nghi thức Trà Đạo thì người pha trà là cốt lõi của nghi lễ ấy, còn người thưởng trà chỉ là chủ thể phụ của nghi thức Trà Đạo. Vì các thao tác của người pha trà phải được thực hiện theo đúng trình tự và thể hiện được cái tâm của họ. Trong nghi thức Trà Đạo thì hương vị không đóng vai trò chính mà thao tác pha trà mới được xem là linh hồn của nghi thức Trà Đạo. Loại trà được dùng trong nghi thức là bột trà xanh matcha, loại trà này khi uống vào có vị đắng. Vị đắng của trà rất phù hợp với tôn chỉ tránh xa sự xa hoa của Thiền, sẽ hỗ trợ cho việc tập trung suy ngẫm của người thưởng trà. Văn hóa uống trà thông thường tập trung vào việc bàn luận và ngắm cảnh mà bỏ qua sự cầu kỳ trong cách thức và quá trình pha, việc uống trà cũng kéo dài theo câu chuyện giữa những người thưởng trà, quá trình pha trà của nghi thức Trà đạo Nhật Bản được thực hiện từ từ, kéo dài thời gian. Việc pha trà được thực hiện với nhiều quy chuẩn, bao gồm: nước pha trà, làm ấm dụng cụ, pha trà, rót trà rồi uống trà. Trong khi đó việc uống trà thì thực hiện rất nhanh chóng, nhất là lần uống cuối cùng trong ba lần uống trà phải thật nhanh và kêu thật to. Việc này phản ánh sự tập trung cao độ của các chủ thể, không còn chú ý xung quanh nữa Trà đạo hay Zen tea là một nét văn hóa độc đáo đã được hình thành từ rất lâu đời tại Nhật Bản, đây là một nghệ thuật không chỉ là thưởng thức trà mà nó còn ẩn chứa và lồng ghép cả nghệ thuật sống trong việc thưởng thức 1 tách trà.

Văn hóa :
với sự cải tiến liên tục không ngừng nghỉ kết hợp với những giáo lý Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, người Nhật đã dần đưa việc uống trà trở thành một nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của chính dân tộc mình, đó chính là Trà Đạo ( Chado ). Và, Trà Đạo với hình thức tỉ mỉ, chi tiết từ việc chuẩn bi, rồi pha một ấm trà, cho đến việc thưởng thức tách trà, nó đã trở thành một phương tiện hữu hiệu giúp cho tâm của mỗi người được an trú ở từng giây từng phút hiện tại, hay trong thiền thì đây chính là phần Định tâm, một phần quan trọng để đạt đến Tuệ giác trong thiền. Bằng việc giúp tâm hồn thư thái, luôn ý thức về từng hành động trong phút giây hiện tại, đồng thời được hòa mình với thiên nhiên, với từng tách trà, tâm hồn mỗi người khi được trải mình với Trà Đạo sẽ được an lành, gột rửa và sống hài hòa, thánh thiện hơn với bản thân mình, với mọi người và với thiên nhiên.
Ý nghĩa :
“Trà đạo” trong văn hoá Nhật Bản phải được hiểu là “Hoà hợp con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà”. Cảm nhận chât riêng, rất bịnh dị, gần gũi, mộc mạc từ thiên nhiên qua những tác trà. Đó là một phần thể hiện cách sống của người Nhật Bản trong thời đại hiện nay. Qua nghi lễ của một buổi tiệc trà cũng như ý nghĩa, nét đặc sắc của trà đạo Nhật Bản, chúng ta có thể nhận biết thêm một số nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản cũng như tính cách của họ. Mỗi người trong quá trình học hỏi, luyện tập và thưởng thức các bước của một buổi tiệc trà đều phải tỏ ra rất cung kính, lễ nghi như cúi gập mình khi chào hỏi, lễ phép, khiêm nhường khi nói chuyện. Thêm vào đó, họ còn học được tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhẹ nhàng, khéo léo và ngăn nắp khi thực hiện từng hành động trong một chuỗi thao tác nhỏ của một buổi tiệc trà. Vì thế, việc học trà đạo cũng như khiếu thẩm mỹ, sự cảm nhận nghệ thuật trong cách thưởng trà, ngoài việc thư giãn tinh thần còn có ý nghĩa giáo dục rất cao.

(uống trà đi – tổng hợp chỉnh sửa – Vui lòng ghi rõ nguồn khi copy )

One thought on “Trà Đạo Nhật Bản – Lịch sử – Phát triển ( Phần 2)

  1. Pingback: Trà Đạo Nhật Bản – Lịch sử – Phát triển ( Phần 1) – Uống trà đi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0396697989
SMS: 0396697989 Message facebook Zalo: 0396697989